Xẻng Lạc Dương Văn_vật_trong_tiểu_thuyết_Đạo_Mộ_Bút_Ký

Trước thời nhà Minh, mộ tặc chỉ nhắm tới những ngôi mộ có dấu hiệu nhận biết rõ ràng trên mặt đất như một tấm bia mộ hay màu sắc đất chôn. Chúng thường dùng một cái dùi sắt dài để thăm dò lớp đất. Khi rút dùi lên, nếu đất trên dùi có mùi kim loại thì có nghĩa là dưới đất có kho báu. Cuốn sách cổ "Quảng Chí Dịch" của Vương Sĩ Tính thời nhà Minh ghi chép: "Ở vùng Lạc Dương, người chết được chôn cách mặt đất 4-5 trượng, mộ tặc vẫn đánh hơi được mùi vàng, bạc, đồng, sắt để mà đào." Một thời gian sau, những tên trộm mộ đã phát minh ra một công cụ thăm dò có hiệu quả vượt bậc, đó chính là xẻng Lạc Dương. Công cụ này được một tên mộ tặc ở Lạc Dương, Hà Nam phát minh vào đầu thế kỷ 20 và dần được cải tiến. Xẻng có mặt hình chữ U (không phẳng như mặt xẻng hiện đại), chiều rộng hẹp để tập trung đào sâu vào một điểm nhất định. Mỗi lần xúc xuống đất, lưỡi xẻng có thể chạm độ sâu 30 - 40 cm. Xẻng Lạc Dương vừa có thể đào sâu, vừa có chức năng lấy mẫu đất để phân tích nên tới năm 1928, các nhà khảo cổ đã lần đầu tận dụng công cụ này cho công tác khai quật lăng mộ.[2][3].